Chứng nhận  VIETGAP nuôi trồng thủy sản

Chứng nhận VIETGAP nuôi trồng thủy sản

Chứng nhận  VIETGAP nuôi trồng thủy sản 


Chứng nhận  VIETGAP nuôi trồng thủy sản 

Chứng nhận VietGAP thủy sản mới nhất trong năm 2023 dựa theo Tiêu chuẩn TCVN 13528-01:2022 được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Do đó, các cơ sở đã áp dụng VietGAP thủy sản theo Quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS trước đây mà còn hiệu lực chứng chỉ cần phải bắt buộc đánh giá chuyển đổi và các cơ sở đăng ký mới cũng nằm trong diện bắt buộc áp dụng sang TCVN 13528-1:2022. Cùng tìm hiểu thêm thông tin về Tiêu chuẩn VietGAP thủy sản mới nhất dưới đây.

Tiêu chuẩn VietGAP thủy sản là gì?

VietGAP (Vietnamese Good Aquaculture Practice) là thực hành nuôi trồng thủy sản tốt dựa theo Tiêu chuẩn TCVN 13528-01:2022 do tổng cục Thủy sản biên soạn và được ban hành bởi Bộ Khoa học và Công nghệ.

 

Tiêu chuẩn VietGAP thủy sản được phát triển nhằm mục tiêu hướng đến sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, đảm bảo trách nhiệm xã hội, người lao động và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Phạm vi áp dụng chứng nhận VietGAP thủy sản

Tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với thực hành nuôi trồng thủy sản tốt trong ao, bể, đầm, hầm… có thể kiểm soát được các yếu tố đầu vào, từ khâu chuẩn bị nuôi, thả giống đến khâu thu hoạch để làm thực phẩm.
Nguyên tắc chung của VietGAP thủy sản

Các hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được tiến hành theo các nguyên tắc sau:

  • Đảm bảo an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn và quy định hiện hành

  • Đảm bảo sức khỏe và điều kiện sống cho thủy sản nuôi bằng cách tạo điều kiện tối ưu về sức khỏe, giảm stress, hạn chế các nguy cơ về dịch bệnh và duy trì môi trường nuôi tốt ở tất các các khâu của chu trình sản xuất

  • Đảm bảo có kế hoạch và có trách nhiệm với môi trường, theo các quy định của nhà nước và cam kết quốc tế

  • Đảm bảo có trách nhiệm với xã hội và an toàn cho người lao động

Nguyên tắc chung của Tiêu chuẩn VietGAP thủy sản

Những lợi ích của chứng nhận VietGAP thủy sản cho doanh nghiệp

Với định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy hải sản phát triển bền vững trong tương lai, chứng nhận VietGAP thủy sản mang lại nhiều lợi ích to lớn cho cơ sở nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam hiện nay, có thể kể đến như:

⭐️Giảm chi phí vận hành - quản lý tốt quy trình sản xuất cho cơ sở nuôi trồng

Nhờ việc kiểm soát tốt nguồn vật tư, nguyên liệu đầu vào và giảm thiểu các bệnh dịch, kiểm soát rác thải môi trường tốt, từ đó đảm bảo chất lượng sản phẩm thủy hải sản nhờ quy trình quản lý hệ thống sản xuất chặt chẽ, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và sớm khắc phục các rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

⭐️Tăng giá trị sản phẩm - tăng uy tín chất lượng cho cơ sở nuôi trồng

Sản phẩm thủy sản được chứng nhận VietGAP mang lại giá trị cao hơn và đảm bảo hoàn toàn các tiêu chí để cung ứng cho nhà bán lẻ lớn và đáp ứng thị trường xuất khẩu thủy sản

⭐️Tăng lợi thế cạnh tranh thị trường trong nước và xuất khẩu

Đảm bảo các yêu cầu về trách nhiệm xã hội  bao gồm về con người và môi trường - một trong những yêu cầu ưu tiên của khách hàng quốc tế, là giải pháp cho doanh nghiệp để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Các yêu cầu cơ bản của VietGAP thủy sản cho cơ sở nuôi trồng

Theo Tiêu chuẩn TCVN 13528-01:2022 bao gồm các yêu cầu chung cho cơ sở nuôi trồng thủy sản áp dụng VietGAP sau: 

  • Địa điểm nuôi trồng

  • Cơ sở hạ tầng

  • Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ

  • Bảo vệ môi trường

  • Bảo vệ đa dạng sinh học

  • Nhân sự

  • Tài liệu và lưu trữ hồ sơ

  • An toàn lao động và trách nhiệm xã hội
 

Hiện nay, thời hạn của giấy chứng nhận VietGAP thủy sản tối đa là 02 năm và doanh nghiệp có thể gia hạn 01 lần tối đa 03 tháng khi giấy chứng nhận hết hiệu lực mà chưa thực hiện tái chứng nhận.

Sau khi hoàn thành chứng nhận VietGAP, đơn vị sẽ nhận được Chứng chỉ VietGAP bao gồm các thông tin doanh nghiệp, phạm vi đánh giá đảm bảo có tính pháp lý và tuân thủ pháp luật hiện hành về thực hành nuôi trồng tốt thủy sản tại Việt Nam.

 

Mọi nhu cầu về Chứng nhận VietGAP thủy sản hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tối đa.

  • Tên đơn vị:TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM VÀ CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN THANH HÓA
  •  Địa chỉ: 17 - Dốc ga, phường Phú Sơn, TP.Thanh Hóa
  • Điện thoại: 0237 3942 972
  •  Email: thanhhoaqtc@gmail.com
 

 

STT Tài liệu liên quan
1 QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
2 QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG DẤU HIỆU CHỨNG NHẬN QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG DẤU HIỆU CHỨNG NHẬN

Khách hàng tiêu biểu