1. Chứng nhận theo quy định pháp luật Việt Nam
Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Đối tượng: Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
- Cơ quan cấp: Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp & PTNT (tùy theo nhóm thực phẩm).
- Mục đích: Là điều kiện bắt buộc để cơ sở được phép hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm.
2. Chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN)
2.1. Chứng nhận VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices)
- Áp dụng cho: Sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
- Mục tiêu: Đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường và sức khỏe người lao động.
- Đơn vị chứng nhận: Các tổ chức chứng nhận được các bộ, nghành cấp giấy đăng ký hoạt động chứng nhận tại Việt Nam.
2.2. Chứng nhận HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points)
- HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) là “hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”, hay hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm.
- Áp dụng cho: Sản xuất, chế biến thực phẩm.
- Mục tiêu: Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm phù hợp tiêu chuẩn TVVN 5603:2023.
- Đơn vị chứng nhận: Các tổ chức chứng nhận được các bộ, nghành cấp giấy đăng ký hoạt động chứng nhận tại Việt Nam.
2.3. Chứng nhận GMP
- GMP (Good Manufacturing Practices) là hướng dẫn thực hành sản xuất tốt, áp dụng đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm nhằm kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng sản phẩm từ khâu thiết kế, xây lắp nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến; điều kiện phục vụ, chuẩn bị chế biến đến quá trình chế biến; bao gói, bảo quản và con người điều khiển các hoạt động trong suốt quá trình gia công, chế biến. Nó đề cập đến mọi khía cạnh của quá trình sản xuất và kiểm soát chất lượng.
- Áp dụng cho: Sản xuất, chế biến thực phẩm.
- Mục tiêu: Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm phù hợp tiêu chuẩn TVVN 5603:2023.
- Cơ quan chứng nhận: Các tổ chức chứng nhận được các bộ, nghành cấp giấy đăng ký hoạt động chứng nhận tại Việt Nam.
3. Chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế được công nhận tại Việt Nam
3.1. Chứng nhận ISO 22000
- Áp dụng cho: Chuỗi cung ứng thực phẩm – từ trang trại đến bàn ăn.
- Mục tiêu: Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000:2018.
- Cơ quan chứng nhận: Các tổ chức chứng nhận được các bộ, nghành cấp giấy đăng ký hoạt động chứng nhận tại Việt Nam.
3.2. Chứng nhận GlobalGAP.
- Tiêu chuẩn GLOBALGAP (Global Good Agricultural Practice – thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu) là một bộ tiêu chuẩn (tập hợp các biện pháp kỹ thuật) về thực hành nông nghiệp tốt. GLOBALGAP được xây dựng để áp dụng cho các quá trình sản xuất, canh tác, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch của các nông sản trên phạm vi toàn cầu với mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vững thông qua đáp ứng những yêu cầu về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và bảo vệ môi trường, người lao động.
- Áp dụng cho: Nông sản xuất khẩu, đặc biệt vào thị trường EU.
- Tính chất: Tiêu chuẩn quốc tế cao hơn VietGAP.
- Cơ quan chứng nhận: Tổ chức chứng nhận quốc tế được GlobalGAP công nhận.
4. Chứng nhận hữu cơ (Organic)
4.1. Chứng nhận hữu cơ Việt Nam (TCVN 11041)
- Là chứng nhận theo Bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041 – Tiêu chuẩn về nông nghiệp hữu cơ là bộ tiêu chuẩn quốc gia chính thức, đặt nền móng cho việc sản xuất, chế biến và chứng nhận sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam gồm:
+ TCVN 11041-1:2017 – Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thị sản phẩm hữu cơ.
+ TCVN 11041-2:2017 – Tiêu chuẩn về trồng trọt hữu cơ, nghiêm cấm sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, phân bón tổng hợp và GMO.
+ TCVN 11041-3:2017 – Tiêu chuẩn về chăn nuôi hữu cơ, kiểm soát nguồn thức ăn, điều kiện chăn nuôi và không sử dụng kháng sinh tổng hợp.
+ TCVN 11041-4:2018 – Tiêu chuẩn về chế biến thực phẩm hữu cơ, đảm bảo không có chất phụ gia nhân tạo, hóa chất bảo quản độc hại.
+ TCVN 11041-5:2021 – Tiêu chuẩn đối với nuôi trồng thủy sản hữu cơ, tập trung vào bảo vệ hệ sinh thái và sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên.
+ TCVN 11041-6:2018 – Tiêu chuẩn về chè hữu cơ, từ khâu trồng trọt đến chế biến, đóng gói sản phẩm.
+ TCVN 11041-7:2018 – Tiêu chuẩn về về sữa hữu cơ, kiểm soát quy trình chăn nuôi bò sữa và xử lý sản phẩm. - Áp dụng cho: Trồng trọt, chăn nuôi theo hướng hữu cơ.
- Cơ quan chứng nhận: Các tổ chức chứng nhận được các bộ, nghành cấp giấy đăng ký hoạt động chứng nhận tại Việt Nam.
4.2. Chứng nhận hữu cơ quốc tế
- USDA Organic (Mỹ)
- EU Organic (Châu Âu)
- JAS (Nhật Bản)
- Áp dụng cho: Doanh nghiệp sản xuất hữu cơ có nhu cầu xuất khẩu.
Cơ quan chứng nhận: Các tổ chức chứng nhận được các bộ, nghành các quốc gia có tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ cấp giấy đăng ký hoạt động chứng nhận tại Việt Nam.
5. Một số chứng nhận khác có giá trị cao trong chuỗi thực phẩm
- HALAL áp dụng cho Sản phẩm phục vụ thị trường Hồi giáo
- FSSC 22000 áp dụng cho Nhà máy thực phẩm lớn
- Rainforest Alliance áp dụng để chứng nhận cho quá trình sản xuất Cà phê, ca cao, chè...
II. Lợi ích của cá nhân và tổ chức khi được chứng nhận an toàn thực phẩm
1. Nâng cao uy tín và thương hiệu
- Chứng nhận là bằng chứng khách quan về cam kết chất lượng và an toàn thực phẩm.
- Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là trong siêu thị, chuỗi bán lẻ hiện đại và xuất khẩu.
2. Tăng khả năng tiếp cận thị trường
- Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật khi tham gia đấu thầu cung ứng thực phẩm cho trường học, bệnh viện, doanh nghiệp.
- Mở rộng kênh tiêu thụ: Siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ đầu mối, sàn thương mại điện tử, xuất khẩu.
3. Tăng hiệu quả quản lý sản xuất và giảm rủi ro
- Áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm giúp phát hiện và kiểm soát nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
- Hạn chế thiệt hại do thu hồi sản phẩm, mất uy tín hay bị xử phạt.
4. Thu hút đầu tư và hỗ trợ từ nhà nước
- Dễ được hỗ trợ vốn, ưu đãi vay, tham gia dự án phát triển nông nghiệp bền vững.
- Được tham gia các chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại của địa phương và Trung ương.
5. Gia tăng giá trị sản phẩm
- Sản phẩm có chứng nhận thường được chấp nhận giá cao hơn 10–30% so với sản phẩm không chứng nhận.
- Dễ đạt được hợp đồng dài hạn, tiêu thụ ổn định.
III. Năng lực chứng nhận An toàn thực phẩm tại Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng Nông, Lâm, Thủy sản Thanh Hóa (Trung tâm)
Trung tâm đã được các Bộ, nghành, tổ chức cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, công nhận trong lĩnh vực chứng nhận an toàn thực phẩm như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận số 1301/TĐC-HCHQ ngày 20/5/2022 của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng đối với tống hợp đa nghành trong lĩnh vực trong đó có chứng nhận VietGAP trồng trọt.
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận số 1480/TĐC-HCHQ ngày 08/6/2022 của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng đối với tống hợp đa nghành trong lĩnh vực:
+ Chứng nhận hệ thông quản lý phù hợp TCVN 5603, HACCP, GMP, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và cung cáp phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000.
+ Chứng nhận sản phẩm hàng hóa: VietGAHP cho chăn nuôi.
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận số 3111/TĐC-HCHQ ngày 26 tháng 9 năm 2023 của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng về việc hoạt động Chứng nhận đối với đa ngành trong lĩnh vực chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn.
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Cục trưởng cục chăn nuôi đối với sản phẩm: trồng trọt hữu cơ, Sữa hữu cơ, chăn nuôi hữu cơ.
- Quyết định số 1726/QĐ-VACI ngày 22 tháng 7 năm 2024 của Viện Công nhận chất lượng Việt Nam về việc công nhận tổ chức có hệ thống chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam (VietGAP) phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 17065:2012 đối với lĩnh vực VietGAHP chăn nuôi, VietGAP trồng trọt và VietGAP thủy sản.
Trung tâm KN&CN chất lượng Nông, lâm thủy sản Thanh Hóa
Địa chỉ: 17 Dốc Ga, phường Hạc Thành, Thanh Hóa
Hotline: 0237 3942 972 Gmail: thanhhoaqtc@gmail.com
Website: https://thanhhoaquatestcert.com.vn
Thanh Hóa,ngày 02 tháng 6 năm 2025
NGƯỜI VIẾT BÀI
Ngô Thị Hiền