Chứng Nhận VietGAP Trồng Trọt của HTX Nông Nghiệp Phú Lộc

1. Giới thiệu về Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Lộc

HTX Nông nghiệp Phú Lộc được thành lập năm 2016 tại xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, do anh Hoàng Văn Toàn làm chủ nhiệm. Với diện tích canh tác hơn 400 ha, trong đó có 200 ha đất màu chuyên trồng cây hàng hóa, HTX hiện có tới 957 hộ thành viên cùng sản xuất.

Các loại rau màu chủ lực gồm: xà lách, cải xanh, cải ngọt, ngô ngọt, khoai tây, cải bó xôi, ớt, đậu tương rau, dưa các loại… Trước đây, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ tại các chợ truyền thống và gặp nhiều rào cản khi tiếp cận hệ thống siêu thị lớn do thiếu chứng nhận an toàn thực phẩm.

Đến năm 2022, HTX quyết tâm chuyển đổi theo hướng canh tác an toàn, bền vững và đăng ký chứng nhận VietGAP trồng trọt tại Thanh Hóa nhằm nâng tầm thương hiệu và gia tăng giá trị đầu ra cho nông sản.

                  

 

2. Thách thức ban đầu

Khi bắt đầu hành trình đạt chứng nhận VietGAP, HTX Phú Lộc gặp không ít khó khăn:

· Thiếu hiểu biết về quy trình VietGAP.

· Thói quen sản xuất truyền thống, chưa có ghi chép nhật ký canh tác.

· Chưa quen sử dụng phân bón hữu cơ, kiểm soát thuốc BVTV.

· Cơ sở vật chất còn hạn chế: nhà sơ chế, khu vệ sinh, nguồn nước chưa đạt chuẩn.

3. Hành trình đạt chứng nhận VietGAP

3.1 Tư vấn và đào tạo

Giám đốc HTX đã chủ động kết nối với Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng Nông, lâm thủy sản Thanh Hóa – đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực chứng nhận tại Thanh Hóa. Trung tâm đã hỗ trợ đào tạo, nâng cao nhận thức và hướng dẫn HTX áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt TCVN 11892-1:2-2017.

3.2 Cải tạo điều kiện sản xuất

Để đáp ứng yêu cầu chứng nhận, HTX đã đầu tư:

· Đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt và nhà sơ chế.

· Xây dựng nhà sơ chế, khu chứa phân bón và thuốc BVTV riêng biệt.

· Cải tạo khu vệ sinh, bổ sung dụng cụ bảo hộ lao động.

3.3 Thay đổi thói quen sản xuất

        

· Áp dụng lịch canh tác rõ ràng.

· Sử dụng phân hữu cơ, thuốc sinh học thay vì hóa chất mạnh.

· Ghi nhật ký sản xuất hàng ngày.

3.4 Đánh giá và cấp chứng nhận

Sau 6 tháng thực hiện nghiêm túc, ông Hoàng Văn Toàn đã mời Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng Thanh Hóa thực hiện các cuộc đánh giá chứng nhận theo quy định chứng nhận VietGAP trồng trọt theo tiêu chuẩn TCVN 11892-1:2-2017. Kết quả đạt yêu cầu và được cấp chứng nhận VietGAP trồng trọt cho diện tích 44 ha rau củ quả.

4. Kết quả sau khi đạt chứng nhận

Theo đánh giá của ban giám đốc HTX, mỗi năm tổng sản lượng sản phẩm mà HTX bao tiêu đạt từ 4.000 - 5.000 tấn/năm, tổng doanh thu đạt 24 - 27 tỷ đồng/năm, lãi suất đạt khoảng 400 - 500 triệu đồng/năm.

                

                 


           Được ký hợp đồng cung ứng dài hạn với Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Công ty Thanh An, Công ty Hoa Long.…


           Giá bán tăng 10–15%, người tiêu dùng tin tưởng hơn.

           Được tham gia chương trình xúc tiến thương mại và kết nối cung cầu từ tỉnh Thanh Hóa.               

            

5. Bài học rút ra

· Chứng nhận VietGAP không khó nếu có quyết tâm và người đồng hành đúng.

· Việc thay đổi từ sản xuất truyền thống sang chuẩn hóa giúp nông dân nâng cao kỹ năng, quản lý rủi ro tốt hơn.

· Đầu tư ban đầu có thể tốn kém, nhưng lợi ích lâu dài về thị trường và uy tín rất lớn.

�� Bạn là hợp tác xã hoặc cá nhân đang muốn đăng ký chứng nhận VietGAP trồng trọt?
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí lộ trình phù hợp nhất với quy mô và năng lực của bạn.

Trung tâm KN&CN chất lượng Nông, lâm thủy sản Thanh Hóa

Địa chỉ: 17 Dốc Ga, phường Hạc Thành, Thanh Hóa

Hotline:  0237 3942 972                        Gmail: thanhhoaqtc@gmail.com

Website: https://thanhhoaquatestcert.com.vn

 

                                                                                                                                                                                                        Thanh Hóa,ngày 15 tháng 5 năm 2025

                                                                                                                                                                                                                        NGƯỜI VIẾT BÀI

 

 

                                                                                                                                                                                                                           Lê Diệu Linh