Sự nguy hiểm của vi khuẩn Clostridium botulinum
Clostridium botulinum (C.botulinum) được E.van Ermengem mô tả lần đầu tiên năm 1897 trong một vụ ngộ độc thực phẩm tại Ellezelles, Bỉ. C. botulinum là một vi khuẩn gram dương, kỵ khí, hình que, có khả năng di động. Trong điều kiện khắc nghiệt, vi khuẩn C.botulinum có thể biến thành dạng nha bào vô cùng chắc chắn có thể tồn tại ở dạng này trong thời gian khoảng 30 năm, khi gặp được điều kiện thuận lợi chúng lại phát triển bình thường và sinh độc tố.
C.botulinum sinh độc tố thần kinh botulinum với 7 loại khác nhau A, B, C, D, E, F, G trong đó các độc tố loại A, B, E, F gây bệnh ở người còn những độc tố loại C, D chỉ gây bệnh trên động vật. Trong các loại độc tố thì độc tố A được coi là độc nhất, nó độc gấp 7 lần so với độc tố gây uốn ván, gây chết người với một lượng rất nhỏ, chỉ 0.03 µg có thể gây tử vong một người nặng 70kg, 1kg có thể gây tử vong 1 tỷ người. Có 7 loại độc tố thần kinh và được kí hiệu từ A đến G,. Độc tố loại G tuy phát hiện từ năm 1970 nhưng chưa xác định chắc chắn có gây bệnh cho người hay động vật không. Trong các loại độc tố thì độc tố A được coi là độc nhất. Nó độc gấp 7 lần so với độc tố gây uốn ván, gây chết người với một lượng rất nhỏ.
C. botulinum phân bố khắp nơi trong đất. Đặc biệt những nơi như đất vườn, nghĩa trang, nơi chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong các loại rau quả, kể cả mật ong cũng có thể chứa loại khuẩn này. Chúng cũng có trong ruột của các động vật nuôi trong nhà, ruột cá, đôi khi có cả trong ruột người. Do vi khuẩn này có nhiều trong tự nhiên nên rất dễ nhiễm vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển và bảo quản. Đặc biệt chúng có khả năng lây nhiễm và phát triển mạnh trong các loại thực phẩm như thực phẩm đóng hộp, xúc xích, lạp xưởng, sữa bột, phomat...
Vào tháng 7 năm 2020 việc pate Minh Chay chứa C. botulinum sinh độc tố botulinum typ B khiến 1 người tử vong và nhiều người nguy kịch gây hoang mang dư luận. Bộ y tế đã khẳng định tỉ lệ gây tử vong ở người do độc tố của Clostridium botulinum sinh ra là 20%, ngoài ra nó để lại nhưng di chứng nghiêm trọng, kéo dài khi bị ngộ độc như liệt cơ, suy hô hấp.
Với tính chất nguy hiểm của vi khuẩn C. botulinum theo quy định về giới hạn ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm tai quyết định QĐ46/2007/BYT của Bộ y tế và quy chuẩn quốc gia QCVN 08-3/2012 thì C. botulinum là một loại vi khuẩn không được phép có mặt trong thực phẩm. Để tránh sử dụng phải thực phẩm nhiễm C. botulinum Bộ y tế khuyến cáo người tiêu dùng nên thận trọng khi lựa chọn và bảo quản thực phẩm cần lưu ý:
+ Chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận.
+ Thận trọng với các thực phẩm đóng kín như trên nhưng có mùi hoặc màu sắc thay đổi, hoặc có vị thay đổi khác thường.
+ Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm (hộp, chai, lọ, hộp,…) và để kéo dài trong điều kiện thường (nhiệt độ đông đá làm vi khuẩn ngừng phát triển).
+ Ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín. Lưu ý nấu chín sẽ phá hủy độc tố Botulinum (nếu không may có trong thực phẩm).
+ Với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối …) thì cần đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.
Phát huy tối đa hiệu quả đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông lâm thủy sản Thanh Hóa (Trung tâm) tại Quyết định số 4118/QĐ-UBND ngày 22/10/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh, Trung tâm đã xây dựng phòng kiểm nghiệm an toàn thực phẩm hiện đại, trang thiết bị đồng bộ, có đủ năng lực để phân tích, đánh giá và khẳng định các kết quả kiểm nghiệm (hóa học, vi sinh...), được công nhận phù hợp theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 tại Quyết định 842/QĐ-VPCNCL ngày 10/5/2023 của Văn phòng Công nhận chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ (số hiệu VILAS 690) và Quyết định số 61/QĐ-AOSC ngày 21/02/2023 của Văn phòng Công nhận đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn chất lượng công nhận năng lực phòng thử nghiệm.
Hằng năm, Trung tâm tham mưu thực hiện Chương trình Giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Thông qua hoạt động lấy mẫu, phân tích mẫu đã kịp thời phát hiện, giúp cơ quan quản lý nhà nước các cấp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xử lý đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo chất lượng ATTP; ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng; đồng thời hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh.
Ngày 30 tháng 9 năm 2024
NGƯỜI VIẾT BÀI
Vũ Thùy Dung