Sau thịt, đến lượt rau được truy xuất nguồn gốc

THQTC 06/02/2017

Kiểm nghiệm, Kiểm định, Chứng nhận VietGap

Thông tin trên được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TPHCM đưa ra ngày 16-1.
Theo Sở NN&PTNT TPHCM, trong năm 2016, cơ quan chức năng không phát hiện tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép tại các vùng sản xuất của thành phố. Năm 2015, tỷ lệ mẫu phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chỉ khoảng 1%.
Trên thực tế, người tiêu dùng không thể nhận diện được sản phẩm rau nào an toàn, sản phẩm nào không an toàn. Chính vì vậy, sở đã triển khai chương trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm rau nhằm giúp người tiêu dùng biết được các thông tin về nguồn gốc như hộ nông dân nào trồng, trồng ở vùng nào, ai là nhà cung cấp và phân phối sản phẩm...
Từ tháng 5-2016, sở đã khảo sát, thu thập thông tin, dữ liệu, lựa chọn mô hình các vùng trồng rau, và đến tháng 12-2016 đã chọn được những địa chỉ cung cấp rau. Đây đều là những cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGap (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt).
Hiện tại có sản phẩm rau là cải ngọt, cải xanh, cải nguồng, cải thìa, mồng tơi, rau mát, rau dền, rau muống, bồ ngót, rau lang và cần nước được dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc ở bên ngoài bao bì để cho người tiêu dùng kiểm tra. Để biết nguồn gốc rau xanh, người tiêu dùng phải sử dụng ứng dụng Zalo trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android hoặc các phần mềm quét mã QR Code trên điện thoại thông minh để kiểm tra nguồn gốc sản phẩm.
Trước đó, Sở Công Thương TPHCM đã đưa ra ứng dụng truy xuất nguồn gốc thịt heo trên điện thoại thông minh.

thesaigontimes