Năng lực hoạt động của Trung tâm KN và CNCL Nông, lâm thủy sản Thanh Hóa

                                                   

Trung tâm Kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa  được thành lập ngày 30 tháng 8 năm 2011 là đơn vị trực thuộc chi Cục QLCL nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa

Nhiệm vụ và quyền hạn

Thực hiện kiểm định, kiểm nghiệm, phân tích chất lượng vật tư  nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản  và muối theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật

Thực hiện chứng nhận các quy định thực hành sản xuất tốt (VietGap,GMP…) và chất lượng vật tư nông nghiệp, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối.

Thực hiện các nhiệm vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, liên quan về chất lwongj vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm  nông, lâm sản và muối

Tổ chức bộ máy

Trung tâm có 01 Giám đốc, 01 phó Giám đốc và 03 phòng chuyên môn (Phòng kiểm nghiệm chất lượng, phòng Hành chính tổng hợp, phòng chứng nhận chất lượng)

Với hơn 13 năm hoạt động trong lĩnh vực phân tích thử nghiệm với đội ngũ nhân viên có chuyên môn kỹ thuật cao, trang thiết bị hiện đại, hệ thông quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017, chúng tôi cung cấp các dịch vụ đáng tin cậy gồm:

1. Về năng lực hoạt động phân tích thử nghiêm

Hoạt động phân tích, thử nghiệm: trên 02 lĩnh vực hóa lý và Sinh học

1.1 Lĩnh vực hóa lý

1.1.1. Phân tích các nhóm chỉ tiêu hóa lý nền mẫu thực phẩm

Phân tích các nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm thực phẩm như: thịt và sản phẩm thịt,  thủy sản và sản phẩm thủy hải sản, khô các loại, trà, cà phê, rượu, đường, mật ong, rau quả, bột, ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc, cháo, hủ tiếu ăn liền; bánh kẹo, nước ngọt, nước uống, đồ uống có cồn, nem, bì, patê, chả lụa, nước tương, nước mắm,….(bao gồm các sản phẩm thuộc danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ công thương, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ).  

– Nhóm các chất dinh dưỡng: Protein (đạm), Lipit (béo), khoáng chất (Sắt, Caxi, Phospho, Iod,…).

– Nhóm các ion kim loại nặng và nguyên tố vi lượng: Arsen (As), Thủy ngân (Hg), Cadimi (Cd), Chì (Pb), Natri (Na), Kali (K), Boron (Bo), Nhôm (Al), Thiếc (Sn), Sắt (Fe), Mangan (Mn),…

– Phụ gia thực phẩm: chất bảo quản (Benzoate, Sorbat, sulfit, nitrite,..), các chất tạo ngọt (Glucose, Fructose, Sucrose, Aspartame, Sucralose, Saccharin, Cyclamate,…), Polyphosphat,…

– Dư lượng thuốc trừ sâu: gốc Chlor hữu cơ, gốc Phospho hữu cơ, gốc Cúc tổng hợp, gốc Carbamat, thuốc diệt nấm, diệt cỏ,…

– Dư lượng thuốc kháng sinh: Chloramphenicol, Malachites, dẫn suất itrofurans, nhóm Fluoroquinolones, nhóm Sulfonamides, nhóm  Tetracyclines,…

- Dư lượng chất cấm: Salbutamol, Clenbuterol, Ractopamine,….

– Nhóm các độc tố, độc chất: Aflatoxin, Ochratoxin, Histamin, Melamin, Vàng O, độc tố sinh học biển.

– Các chất khác: Độ ẩm, Chỉ số axit, Xơ, Tro, Nitrate, Nitrite, Muối, Năng lượng, Tinh bột, Hàn the, Ure, , Metanol,…

1.1.2. Phân tích các nhóm chỉ tiêu hóa lý nền mẫu phân bón

Phân tích các nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm phân bón: Phân hữu cơ (phân chuồng, phân rác, phân xanh, phân vi sinh, phân sinh học hữu cơ,…), Phân vô cơ (phân đạm, phân lân, phân kali, Phân N-P-K, …), Phân vôi, Phân bón lá,…

– Các chỉ tiêu hóa lý: pH, Độ ẩm, Axít, Clorua hòa tan, Chất hữu cơ, Axit Fulvic, Axit Humic, Biuret, Nitơ (tổng số, hữu hiệu), Photpho (tổng số, hữu hiệu), Kali (tổng số, hữu hiệu), Lưu huỳnh, …

– Các kim loại nặng và nguyên tố đa, trung, vi lượng: Asen (As), Thủy ngân (Hg), Chì (Pb), Cadimi (Cd), Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Boron (Bo), Canxi (Ca), Coban (Co), Magie (Mg), Mangan (Mn), Molypden (Mo), Niken (Ni), Sắt (Fe),…

1.1.3. Phân tích các nhóm chỉ tiêu hóa lý nền mẫu thức ăn

Phân tích các nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm thức ăn chăn nuôi và thức ăn thủy sản.

– Các chỉ tiêu hóa lý: pH, Độ ẩm, Axít, Canxi, Photpho, Tro thô, Clorua, Protein tiêu hóa, Xơ thô, Carbohyrate, Béo, Protein thô,…

– Các Kim loại nặng và nguyên tố vi lượng: Asen (As), Thủy ngân (Hg), Chì (Pb), Cadimi (Cd), Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Boron (Bo), Canxi (Ca) Magie (Mg), Mangan (Mn), Sắt (Fe), Kali (K), Natri (Na),…

– Các chất kháng sinh, hoá chất cấm hoặc hạn chế sử dụng: Aflatoxin, Chloramphenicol, Nhóm Tetracycline, Salbutamol, Clenbuterol, Ractopamine, Malachite green,…

1.1.4. Phân tích các nhóm chỉ tiêu hóa lý  quan trắc môi trường

Thực hiện  phân tích các chỉ tiêu môi trường nước (nước mặt, nước ngầm, nước thải, nước nuôi trồng thủy sản,…) môi trường đất.

– Nhóm chỉ tiêu phân tích chất lượng nước: pH, BOD5, COD, TS, TSS, TDS, Độ cứng, Độ oxi hóa, NH4+, H2S, Nitơ tổng, Phospho tổng, Cl, NO3, NO2, PO43-, SO42-, Fe, Mn, As, Hg, Cd, Cu, Thuốc trừ sâu (gốc Chlor, Lân, Cúc, Carbamate).

– Nhóm chỉ tiêu phân tích chất lượng đất: pH (H2O, KCl) Độ ẩm, Acid Humic, Cacbon hữu cơ, Chất khô, Hệ số khô kiệt, Clorua (Cl), Độ chua, Cation  (Tổng Na+; K+; Mg2+; Ca2+), Nitơ (tổng số, dễ tiêu), Phospho (tổng số, dễ tiêu), Kali (tổng số, dễ tiêu), Lưu huỳnh (tổng số, dễ tiêu), N-Nitrat, N-Amoni, Tổng Nitơ hoà tan, Nhôm (Al), Sắt (Fe), As, Hg, Cd, Pb, Zn, Cu, Bo, Mg, Mo, Thuốc trừ sâu (gốc Chlor, Lân, Cúc, Carbamate), Thuốc diệt cỏ.

1.2. Lĩnh vực sinh học

1.2.1. Phân tích các chỉ tiêu chất lượng gieo trồng:

Thực hiện phân tích các chỉ  tiêu chất lượng gieo trồng: Độ ẩm, hạt khác giống, tỷ lệ nảy mầm, hạt sạch,cỏ dại hạt giống cây trồng: lúa, ngô, đậu, lạc, rau.

1.2.2. Phân tích các nhóm chỉ tiêu vi sinh vật:

+ Tổng vi sinh vật hiếu khí, E.Coli, Coliform, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus, Samonella, Clostridium perfringens, En terobacteriaceae, Pseudomonas aeruginosa, Listeria monocytogens, Nấm men- nấm mốc,… nền mẫu thực phẩm và thức ăn chăn nuôi;

+ E.Coli, coliform, Enterococci/Streptococcus faecalis, Pseudomonas aeruginosa, Samonella,… nền mẫu nước.

+ E. Coli, Salmonella, Vi sinh vật cố định Nitơ, Vi sinh vật phân giải cellulose, Vi sinh vật phân giải hợp chất photpho khó tan,… nền mẫu phân bón và đất.

2. Về nhân sự

– Nhân sự: 25 người, trong đó: 07 Thạc sĩ, 17 đại học, 01 trung cấp.

– Chuyên môn: chủ yếu chuyên ngành Nông học, hóa học và sinh học

– Tất cả đều được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động phân tích, thử nghiệm và được đánh giá tay nghề hàng năm thông qua các chương trình thử nghiệm thành thạo, thử nghiệm tay nghề nội bộ.

3. Về thiết bị chuyên dùng

Trung tâm đã được trang bị nhiều thiết bị phân tích hiện đại, đồng bộ như:

– Quang phổ kế (Spectrometer), quang phổ hấp thu nguyên tử (AAS), Hệ thống phá mẫu vi sóng (C9000,… Các thiết bị này chuyên dùng phá mẫu, phân tích kim loại nặng và các nguyên tố đa, trung, vi lượng.

– Hệ thống sắc ký khí (GC-ECD, GC-NPD), hệ thống sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS), (GC/MS/MS), thiết bị ly tâm chân không, chiết pha rắn,… Các thiết bị này chuyên dùng xử lý và phân tích các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, tồn dư dung môi,…).

– Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao (UPLC/PDA/FLR)), hệ thống sắc ký lỏng ghép khối phổ (LC/MS), hệ thống sắc ký lỏng ghép khối phổ ba tứ cực (LC/MS/MS), thiết bị cô quay chân không, thiết bị ly tâm tâm chân không, thiết bị thổi khô dung môi,… Các thiết bị này chuyên dùng xử lý và phân tích các hợp chất hữu cơ khó bay hơi (kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, chất phụ gia bảo quản thực phẩm, độc tố trong thực phẩm,…).

– Quang phổ hấp thụ phân tử (UV–VIS), các thiết bị này chuyên dùng phân tích các cation và anion,…).

– Thiết bị cất đạm tự động, hệ thống chiết Béo, xơ tự động, phân tích 5 nguyên tố,…. Các thiết bị này chuyên dùng phân tích đạm, béo, xơ và các nguyên tố C, H, O, N, S riêng lẻ.

– Thiết bị đọc Elisa, PCR Real time, tủ cấy an toàn sinh học cấp II, các thiết bị này chuyên dùng xử lý và phân tích mẫu vi sinh vật.

– Tủ sấy, lò nung, cân phân tích, tủ ấm, nồi hấp tiệt trùng, kính hiển vi, lọc mẫu chân không,… Thiết bị chuyên dụng dùng hỗ trợ trong phân tích.

Một trong những mốc phát triển phải kể đến của Phòng PTTN là bắt đầu từ việc thực hiện xây dựng hệ thống quản lý chất lượng phòng thử nghiệm theo ISO/IEC 17025:2017 một chuấn mực quốc tế nhằm đảm bảo kết quả thử nghiệm của phòng phân tích thử nghiệm sẽ được bên thứ 3 giám sát và đánh giá hàng năm và khi đó kết quả của phòng thử nghiệm được thừa nhận tính chuẩn mực và chặt chẽ. Trung tâm khẳng định việc xây dựng ISO/IEC 17025:2017 là một định hướng thiết yếu cần phải thực hiện nếu muốn tồn tại, cạnh tranh và phát triển. Song song là việc đầu tư thiết bị hiện đại có độ nhạy cao và trung tâm chú trọng đào tạo nâng cao chuyên môn để thực hiện phân tích các phương pháp thử mới nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Trung tâm xem chất lượng là khâu đột phá để phát triển”.

Đến nay, Trung tâm Kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và được các Bộ ngành công nhận, chỉ định:

1.Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng –  Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm số 2810/TĐC – HCHQ ngày 29 tháng 9 năm 2022, giấy chứng nhận số 510/TĐC – HCHQ ngày 07 tháng 02 năm 2024 (theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP).

2. Văn phòng Công nhận Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận phòng thí nghiệm phù hợp theo ISO/IEC 17025:2017 (VILAS 690).

3.Văn phòng công nhận năng lực đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn chất lượng – Liên hiếp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam công nhận phòng thí nghiệm phù hợp theo ISO/IEC 17025:2017 (VILAT-1.0476)

4. Cục chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp  chỉ định thực hiện kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi  Số 407/QĐ-CN - TACN) ngày 04/11/2022).

5. Cục trồng trọt – Bộ nông nghiệp chỉ định tổ chức thử nghiệm giống cây trồng (số 398/QĐ – TT – KHTH ngày 01 tháng 11 năm 2023).

6. Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp chỉ định tổ chức thử nghiệm phân bón (số 3301/QĐ-BVTV-KH ngày 26 tháng 10 năm 2022).

 

                                                                                                                                 NGƯỜI VIẾT

                              

 

                                                                                                                                  Vũ Thị Bích