Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà chua

Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng nông lâm thủy sản Thanh Hóa
Cây cà chua có tên khoa học: Lycopersicum esculentum Miller, họ cà Solanacea là loại rau ăn trái rất được ưa thích vì phẩm chất ngon và dễ chế biến. Cà chua được trồng rộng rãi và canh tác khoảng 200 năm nay ở châu Âu để làm cây thực phẩm.

Ở nước ta, việc trồng cà chua còn có ý nghĩa quan trọng về mặt luân canh, tăng vụ và tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất canh tác.

Cà chua trồng được trên nhiều loại đất, song thích hợp nhất vẫn là đất pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt. Cà chua trồng tốt trên đất lúa hay trồng sau cây họ hành tỏi. Đất thích hợp có pH = 6,0 – 6,5, đất chua phải bón thêm vôi.

1. Kỹ thuật trồng

a. Thời vụ:

- Vụ đông xuân: trồng cây tháng 10 - 11 dương lịch, thu hoạch vào tháng 1 - 2.

- Vụ xuân hè: trồng cây tháng 12 - 1 dương lịch, thu hoạch vào 3 - 4 dương lịch.

- Vụ hè thu: trồng cây tháng 6 - 7 dương lịch thu hoạch vào tháng 9 - 10.

b. Làm đất:

- Cày bừa để ải trong thời gian ít nhất là một tuần trước khi lên luống trồng cây con.

- Luống cà chua có chiều rộng 110 - 120cm, rãnh rộng 20 - 25cm, cao 30cm. Các luống nên bố trí theo hướng Đông - Tây. Trồng cà chua vụ hè thu lên luống cao hơn vụ thu đông để tránh ngập nước.

Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng nông lâm thủy sản Thanh Hóa

c. Mật độ trồng và cách trồng:

Mật độ trồng cà chua tùy thuộc vào đặc điểm của giống, mức độ phì nhiêu của đất nhưng có thể bố trí như sau:

+ Hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 40cm- 60cm.

+ Khi trồng nên cắt bớt rễ cái nếu quá dài để cho cây bén rễ nhanh.

+ Nên trồng cùng loại kích cỡ cây con trong luống để tiện chăm sóc.

+ Nên trồng cà chua vào buổi chiều, sau khi trồng ấn nhẹ đất vào gốc cây và làm bằng phẳng đất xung quanh gốc.Trồng xong tưới nước cho cà chua ngay.

e. Phân bón:

Để đạt năng suất cao, cà chua đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng. Cà chua là cây vừa sinh trưởng dinh dưỡng (thân lá), vừa sinh trưởng sinh thực (ra quả) nên cần bón lót phân hữu cơ, bón thúc nhiều lần.

Phần lớn chất dinh dưỡng nuôi quả được cây hấp thụ sau khi trổ hoa, do đó cây yêu cầu chất dinh dưỡng nhiều nhất khoảng 10 ngày sau khi hoa nở cho đến khi trái bắt đầu chín.

* Lượng phân bón: (Sử dụng cho 1.000m2 trồng cà chua)

- Phân hữu cơ khoảng 20 tấn/ha, nếu không có phân hữu cơ có thể dung phân vi sinh tưởng đương 200kg/ha.

- Phân hoá học: Urê: 30 kg + NPK 16-16-8: 25 Kg + Super Lân: 40 kg và Sulfat Kali: 30 kg/1000m2

* Cách bón phân:

- Bón lót : toàn bộ phân hữu cơ + toàn bộ super Lân+ 5 kg NPK 16-16-8.

- Bón thúc: 4 lần bón thúc

+ Thúc lần 1: (10 - 15 ngày sau khi trồng):7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK.

+ Thúc lần 2 : (22 - 25 ngày sau khi trồng, lúc hoa bắt đầu có nụ): 7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK. Có thể kết hợp phun thêm phân bón lá để thúc cà chua tạo mầm hoa, 7 ngày /1 lần.

+ Thúc lần 3: (lúc hoa rộ): 7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK.

+ Thúc lần 4: (sau lần thu hoạch trái đầu tiên): 7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK.

Cà chua cần được bón thúc thêm sau mỗi lần thu hoạch quả.

2. Kỹ thuật chăm sóc

a. Tưới nước:

Nhu cầu nước tưới của cà chua tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cây. Khi cây ra hoa đậu quả là khi cây cần nhiều nước nhất. Lượng nước tưới cũng nên thay đổi tùy thuộc vào lượng phân bón, mật độ trồng và loại đất. Khi bón nhiều phân đạm và trồng dầy, cần thiết gia tăng lượng nước tưới.

Sau khi trồng phải tưới nước liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng. Sau khi cây bén rễ thì 2 - 3 ngày tưới 1 lần. Khi cành lá phát triển nhiều thì lượng nước tưới mỗi lần phải được tăng lên. Thời kỳ cà chua ra hoa và quả nhỏ là lúc cây cần nhiều nước nên đất luôn phải được giữ ẩm.

b. Vun xới:

Việc vun xới cà chua cần được tiến hành trước khi cây ra hoa kết quả. Từ lúc trồng đến khi cây được 20 ngày phải vun gốc 2 lần: lần thứ nhất sau khi trồng khoảng 8 - 10 ngày và lần thứ 2 cách lần thứ nhất 1 tuần.

c. Làm giàn:

Việc làm giàn được tiến hành sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất. Mỗi cây cà chua vươn tới đâu thì buộc thân cây vào cọc giàn tới đó.

d. Bấm ngọn và tỉa cành:

Mục đích bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Có hai cách bấm ngọn tỉa cành, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cây thì dùng cách khác nhau.

Với cà chua sinh trưởng hữu hạn: Tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một cành từ thân chính dưới nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. (Tất cả chồi non và cành khỏe cắt hết). Bấm ngọn khi cây đó ra được 4 - 5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên chừa lại hai lá, phần ngọn phía trên bấm đi.

Cà chua sinh trưởng vô hạn có thể để thân chính vươn dài theo cọc giàn.

Vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây, cà chua có những lá già vàng cần phải tỉa bỏ để làm thoáng ruộng cho cây phát triển tốt.

3. Phòng trừ sâu bệnh hại

- Đối với sâu

Loại sâu  Thuốc sử dụng và liều lượng  Cách sử dụng
Sâu vẽ bùa 

Vertimex (10-20ml)

Kuraba WP (10-20g)

- Từ trồng đến 40 ngày sau trồng: phun định kỳ 15 ngày 1 lần

- Từ 40 ngày sau trồng, phun khi thấy xuất hiện sâu non tuổi nhỏ.

Bọ phấn  Selecron (15-30ml) 

Phun phòng bọ phấn vào thời điểm sau trồng 10-15 ngày

 

Actara (2g) 

Vertimex (10-20ml) 

Từ 40 ngày sau trồng phun Actara , Vertimex khi bọn phấn xuất hiện nhiều và có cây bị bệnh virus.
Sâu đục hoa, quả (sâu xanh, sâu khoang) 

Match (15-30ml)

Ammate (8-10ml)

TP-Pectin(10-20ml)

 Phun phòng định kỳ 10 ngày 1 lần trong giai đoạn cây ra hoa, quả. Khi chuẩn bị thu hoạch thì ngừng phun.

 - Đối với bệnh

Loại bệnh Thuốc sử dụng và liều lượng Cách sử dụng
Héo do nấm (héo vàng) Score (5-10ml)
TriB1 (3kg)
Topsin (25-50g)
- Phun phòng khi cây còn nhỏ đến khi cây được 50 ngày (định kỳ 20 ngày/lần), phun vào gốc
Sương mai Ridomil (gói 100g pha vào 3 bình 16 lít phun cho 1,5 -3 sào) - Phun phòng trước các đợt rét đậm và rét hại
- Phun ngay khi phát hiện bệnh
Héo xanh và virut  

- Phòng bệnh: Luân canh để hạn chế nguồn bệnh trong đất. Sử dụng giống cà chua ghép (giống kháng bệnh héo xanh)

- Khi phát hiện cây bị héo xanh, virus cần nhổ bỏ ngay và tiêu độc cho đất bằng vôi bột hoặc Basudin. Diệt bọ phấn (môi giới truyền bệnh) bằng dầu khoáng SK, Selecron, Actara để hạn chế sự lây lan của Virus. Không nên phun thuốc trừ sâu độc hại như Methylparathion, azodrin, Furadan nhất là trong thời gian thu hái trái.


 
4. Thu hoạch:

Thu đúng lúc khi cà chua chuyển sang màu hang hoặc đỏ, không để dập nát, xây sát -> dùng các xô nhựa sạch thu quả, phân loại quả -> xếp vào các thing gỗ nhỏ. Bảo quản nơi thoáng mát (không dùng hoá chất như đất đèn để thúc cho quả chín nhanh).