THQTC 25/4/2016
Tham dự Hội nghị có đại diện: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Công Thương, Sở Tài Chính, Sở Y tế, Công an tỉnh, Hội Nông dân tỉnh; Đại diện các đơn vị liên quan trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT; Phó Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT (Phòng Kinh tế) các huyện, thị xã, thành phố; Đại diện một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có liên quan; Phóng viên Báo Thanh Hóa, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh (dự và đưa tin Hội nghị).
Khai mạc Hội nghị, đồng chí Lê Như Tuấn, Giám đốc Sở NN&PTNT đã khái quát những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm, thủy sản hiện nay; đặc biệt là những khó khăn trong giải quyết việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, lạm dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc BVTV trong sản xuất trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản.
Tại Hội nghị các đại biểu đã được nghe nội dung của Báo cáo tổng kết đợt cao điểm hành động Năm VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp; Kế hoạch hành động Năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp; Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 29/3/2016 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và công khai vi phạm trong sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và một số văn bản triển khai công tác quản lý chất lượng ATTP năm 2016.
Hội nghị cũng được nghe ý kiến tham gia thảo luận của các đại biểu về kết quả triển khai thực hiện đợt cao điểm hành động Năm VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; các giải pháp, kiến nghị, đề xuất trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động Năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, công tác quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản năm 2016.
Kết thúc Hội nghị, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT đã tiếp thu các ý kiến phát biểu của các đại biểu; đồng thời đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố trong thời gian tới tập trung thực hiện một số nội dung sau:
1. Căn cứ mục tiêu, nội dung Kế hoạch của UBND tỉnh và tình hình thực tiễn tại địa phương, xây dựng Kế hoạch hành động Năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn để tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức về tác hại của việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng thực phẩm không an toàn; các mức xử phạt hành chính theo Nghi định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm hoặc có thể truy tố trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015.
3. Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế đẩy mạnh công tác thống kê, kiểm tra, đánh giá, phân loại và chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo Thông tư số 45/2014/TT- BNNPTNT ngày 3/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức ký cam kết và kiểm tra việc thực hiện cam kết đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ theo Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
4. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 29/3/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và công khai vi phạm trong sản xuất, kinh doanh VTNN, ATTP nông lâm thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.
5. Giao nhiệm vụ tham mưu, theo dõi, thực hiện công tác quản lý chất lượng VTNN và an toàn thực phẩm nông lâm thuỷ sản cho cán bộ thuộc Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế, cán bộ thuộc UBND cấp xã. Bổ sung và tập trung nguồn lực cho công tác quản lý chất lượng VTNN và an toàn thực phẩm nông lâm thuỷ sản, trong đó tập trung nguồn lực cho xây dựng các mô hình chuỗi ATTP và các cửa hàng, siêu thị, quầy hàng…bán thực phẩm an toàn có xác nhận trên địa bàn.
6. Phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản để được hỗ trợ đào tạo, tập huấn nghiệp vụ; thành lập các đoàn kiểm tra về an toàn thực phẩm, lấy mẫu kiểm tra nếu có nghi ngờ; gửi mẫu phân tích về Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Thanh Hoá hoặc các Phòng kiểm nghiệm đã được chỉ định làm cơ sở phát hiện, cảnh báo, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và xử lý vi phạm.
7. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của Sở Nông nghiệp và PTNT để được hướng dẫn, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao; định kỳ theo quy định (trước ngày 25 hàng tháng) báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT kết quả triển khai thực hiện để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT (Riêng kết quả thực hiện Thông tư số 45/2014/TT- BNNPTNT và Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT, đề nghị các địa phương báo cáo qua phần mềm đã được hướng dẫn và theo mẫu báo cáo trước ngày 20 hàng tháng)./.
Một số hình ảnh Hội nghị: