THQTC 08/11/2017
Những năm gần đây, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) đang trở thành vấn đề được sự quan tâm của toàn xã hội. Các cấp, các nghành, các cơ quan chức năng đã có rất nhiều biện pháp tuyên truyền, thanh kiểm tra, xử lý các trường vi phạm....với mục đích nâng cao chất lượng, vệ sinh ATTP. Tuy nhiên vì chạy theo lợi nhuận tình trạng lạm dụng các loại hóa chất, chất cấm, thuốc BVTV, phân bón (Vàng Ô, Urea, Hàn the, Foocmol, Chất tẩy trắng công nghiệp…) vẫn diễn ra phức tạp, ở nhiều khâu trong quá trình sản xuất, nuôi trồng, chế biến, kinh doanh, lưu thông sản phẩm thực phẩm, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng, là tác nhân gây ra các loại bệnh nan y, nguy hiểm đối với con người. Trong đó Hàn the và Foocmol là hai loại hóa chất độc hại, thường xuyên được sử dụng làm chất phụ gia, bảo quản trong rất nhiều loại sản phẩm chế biến từ tinh bột, cá, thịt, thủy, hải sản… (Thông tư 27/TT-BYT ban hành ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế Hàn the và Foocmol là những chất không nằm trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm).
Công bố của Tổ chức y tế thế giới (WHO) về tính chất, tác hại đối với con người của Hàn the và Foocmol cụ thể như sau:
*Hàn the. Hàn the có tên khoa học là Natri borat (Na2B4O7) được sử dụng trong các loại , , và . Nó cũng được sử dụng làm , , làm cứng đồ gốm sứ. Với đặc tính có tính sát khuẩn nhẹ, lại làm cho sản phẩm tinh bột, cá, thịt,... trở nên dai giòn, tăng thời gian bảo quản nên được một số cơ sở sản xuất ở Việt Nam sử dụng trong các loại thực phẩm như , , bún, bánh phở, bánh cuốn, bánh đúc,… với hàm lượng rất khó kiểm soát. Sử dụng hàn the với liều từ 5 gam trở lên đã gây ngộ độc cấp tính, có thể dẫn đến tử vong, với liều lượng thấp có thể gây ngộ độc mạn tính, ảnh hưởng đến gan, thận, gây biếng ăn và suy nhược cơ thể. Khi vào cơ thể, Hàn the khó bị đào thải mà tích tụ trong cơ thể, tùy liều lượng có thể gây những tác hại vô cùng lớn:
- Với tiêu hóa: gây nôn mửa, đau bụng, ; với da thì gây ban đỏ, tróc vẩy.
- Về thần kinh: hàn the gây kích thích dẫn đến trầm cảm, hoặc kích thích màng não, thay đổi nhiệt độ cơ thể.
- Với đường niệu: nó gây hư hại đặc biệt cho thận và toàn thân, gây rối loại chức năng, yếu ớt, bất lực, rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc.
*Foocmol. Foocmol (CH2O) một chất hữu cơ rất độc, được sản xuất rộng rãi trong công nghiệp có tên khoa học là FORMALDEHYT. Trong môi trương tự nhiên Foocmon có trong khói xe ô tô, hầm lò đốt củi, khói thuốc lá...
Trong công nghiệp Foocmon thường được dùng để sản xuất thuốc nhuộm tóc, keo dán, nhựa, cao su, thuốc nổ... Foocmol dễ dàng kết hợp với các Protein (thường là thành phần các loại thực phẩm) tạo thành những hợp chất bền, không thối rửa, không ôi thiu, nhưng rất khó tiêu hóa. Chính tính chất này đã bị lợi dụng để kéo dài thời gian bảo quản của các thực phẩm như bánh phở, đậu phụ, hủ tiếu, bún, bánh ướt, thịt, thủy sản,…Cơ thể con người nếu tiếp xúc với foocmon dù hàm lượng cao hay hàm lượng thấp mà kéo dài cũng gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng:
- Kích thích niêm mạc mắt, đỏ mắt
- Là tác nhân gây viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, nổi mề đay.
- Làm chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng...
- Khi tiếp xúc, hoặc ăn phải với một hàm lượng cao có thể gây tử vong.
- Kích thích đường hô hấp trên gây chảy mũi, viêm thanh quản, viêm đường hô hấp, hen phế quản, viêm phổi. Gây ngạt thở nếu hấp thu ở nồng độ 1/20000 trong không khí.
- Là tác nhân gây ung thư nhiều cơ quan trong cơ thể.
*Dấu hiệu nhận biết. Để giúp người tiêu dùng tránh mua phải thực phẩm chứa Hàn the và Foocmol có một số phương pháp nhận biết bằng cảm quan như sau:
Nhận biết hàn the trong thực phẩm.
- Giò chả có chứa hàn the thường có độ dai, giòn bất thường, bề mặt nhẵn mịn có ít các lỗ do bóng khí tạo ra trong quá trình chế biến.
- Sợi bún, phở có chứa hàn the có màu trắng trong, sáng bóng, dai, dẻo hơn bình thường, chạm vào không có cảm giác nhuyễn, không có mùi chua nhẹ dịu của gạo, khi chiếu ánh sáng vào sẽ thấy sợi bún, phở phản quang.
- Sử dụng bột nghệ hoặc giấy tẩm bột nghệ để thử, khi tiếp xúc với nghệ, Hàn the làm cho nghệ chuyển từ màu vàng nhạt sang màu cam đậm hoặc đỏ, sợi bún, phở có chứa Hàn the từ màu trắng chuyển sang màu xám.
Nhận biết Foocmol trong thực phẩm.
- Đối với các loại thủy, hải sản không chứa Foocmon khi ấn vào có độ mềm, độ đàn hồi tự nhiên, còn nguyên mùi đặc trưng, tốt nhất là nên chọn loại thủy, hải sản còn tươi sống để sử dụng.
- Đối với đậu phụ, sợi mì không nên chọn các loại đậu có bề mặt láng bóng khác thường, sợi mì có màu sắc sặc sỡ, bắt mắt.
Tuy nhiên các phương pháp nhận biết bằng cảm quan ở trên chỉ mang tính chất tương đối, khó áp dụng với những người ít được tiếp xúc với các loại thực phẩm an toàn để có sự so sánh, đối chứng. Để yên tâm, đảm bảo an toàn người tiêu dùng nên lựa chọn mua sản phẩm tại các cửa hàng uy tín, thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm tra, kiểm soát chất lượng, chứng nhận của các cơ quan chức năng.
TTKN&CN