THQTC 20/9/2016
1. Trên lúa
a) Các tỉnh phía Bắc
- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non tiếp tục nở và gây hại trên các trà lúa muộn. Quy mô và mức độ hại cao, gây hại trực tiếp bộ lá đòng và lá công năng. Nếu không phát hiện và phun trừ kịp thời nhiều diện tích bị hại nặng sẽ bị sơ trắng bộ lá đòng ảnh hưởng đến năng suất lúa.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khả năng phát sinh gây hại tăng tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, đặc biệt tăng nhanh sau những trận mưa, giông, hại nặng những ruộng xanh tốt, bón thừa đạm, bón muộn, chân đất lầy thụt.
- Rầy nâu - rầy lưng trắng: Rầy cám nở rộ vào khoảng cuối tháng 9 và gây hại trên các giống nhiễm.
- Sâu đục thân 2 chấm: Trưởng thành tiếp tục ra rộ, sâu non nở rộ từ khoảng cuối tháng 9, gây hại diện rộng trên các trà lúa trỗ sau 15/9. Nếu không phun trừ kịp thời những diện tích bị hại nặng sẽ ảnh hưởng đến năng suất.
- Bệnh đạo ôn lá, cổ bông… tiếp tục hại diện hẹp trên lúa mùa chủ yếu các tỉnh miền núi.
- Các loại sâu bệnh khác gây hại nhẹ trên các trà lúa.
b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
- Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hại bông bạc, bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt... tiếp tục gây hại trên lúa hè thu muộn, lúa vụ 3 giai đoạn làm đòng - trỗ chắc.
- Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông phát sinh rải rác, hại cục bộ lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ.
- Chuột: Hại nhẹ chủ yếu trên lúa vụ 10, lúa rẫy giai đoạn mạ - đứng cái.
c) Các tỉnh phía Nam
- Dự kiến rầy trưởng thành cánh dài di trú từ 17 - 25/9 với mật số thấp do thu hoạch cuối vụ hè thu. Những địa phương có gieo sạ lúa thu đông và cấy lúa Mùa cần theo dõi diễn biến của rầy nâu vào đèn và tình hình khí tượng thủy văn tiến hành sạ - cấy “né rầy”.
- Bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát triển trên lúa thu đông - mùa giai đoạn đẻ nhánh và bệnh đạo ôn cổ bông trên các trà lúa trỗ. Theo dõi phát hiện bệnh sớm để có biện pháp phòng trị kịp thời.
Ngoài ra, cần lưu ý sâu cuốn lá nhỏ giai đoạn đẻ nhánh; bệnh lem lép hạt, chuột giai đoạn trỗ - chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.
2. Trên cây trồng khác
- Châu chấu tre tiếp tục gây hại nhẹ tại Sơn La, Bắc Kạn. Cần theo dõi và phòng, chống kịp thời. Tại Điện Biên cần tiến hành kiểm tra xác định địa điểm cư trú mới của châu chấu.
- Sâu đục thân, sâu cắn lá hại ngô; sâu đục thân đậu tương; sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy... gây hại trên rau có chiều hướng gia tăng, cần theo dõi và phòng trừ kịp thời.
- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ và bệnh chết nhanh, chết chậm giảm về mức độ hại.
- Cây thanh long: Diện tích nhiễm bệnh đốm nâu tăng nhẹ.
- Cây nhãn: Chổi rồng nhãn giảm về diện tích và mức độ hại.
- Cây sắn: Rệp sáp bột hồng gây hại nhẹ tại Phú Yên, Quảng Trị.
- Châu chấu tre tại Sơn La, Bắc Kạn mật độ giảm nhẹ.
CỤC BVTV