Việc sử dụng Auramine O trong thực phẩm tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Auramine O được xếp vào nhóm 2B – nhóm các chất có khả năng gây ung thư cho con người. Việc tiếp xúc hoặc tiêu thụ Auramine O có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, tổn thương gan, thận, và các phản ứng dị ứng trên da như sưng, rộp, tấy đỏ. Hít phải AAuramine O có thể gây khó thở nghiêm trọng [2]. Nhận thức được mối nguy này, ngày 16/11/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã chính thức đưa Auramine O vào danh mục các chất bị cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi [3].
Trước đây, Auramine O từng bị phát hiện trong các sản phẩm như cải chua, thịt gà và măng khô. Gần đây, theo thông tin từ Trung Quốc, Auramine O đã được phát hiện trong sầu riêng có nguồn gốc từ Thái Lan, làm dấy lên lo ngại về chất lượng sầu riêng xuất khẩu, không chỉ ảnh hưởng đến Thái Lan mà còn tác động tiêu cực đến thị trường sầu riêng của Việt Nam [4].
.png)
.png)
|
Hệ thống sắc ký lỏng ghép khối phổ hai lần (LC-MS/MS) tại Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng nông lâm thủy sản Thanh Hóa
|
Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng nông lâm thủy sản Thanh Hóa đã phát triển quy trình phân tích nhanh Auramine O trong thực phẩm, bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ hai lần (LC-MS/MS). Phương pháp này có độ nhạy và độ chính xác Auramine O, cho phép xác định Auramine O với giới hạn phát hiện 15 µg/kg và đồng thời được công nhận theo TCVN ISO/IEC 17025:2017. Kết quả phân tích có thể hoàn thành trong vòng 1-2 ngày.
Tài Liệu Tham Khảo
[1]. Gavriela Feketea, Sophia Tsabouri, Common food colorants and allergic reactions in children: Myth or reality?, Food Chemistry, Volume 230, 2017, Pages 578-588, ISSN 0308-8146, https://doi.org/10.1016/j.foodchem.2017.03.043.
[2]. WHO IARC, IARC monographs on the Evaluation of carcinogenic Ricks to Humans (2010),99: 111-135.
[3]. Thông tư 42/2015/TT-BNNPTNT, Ban hành danh mục bổ sung hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2015.
[4]. Báo nông nghiệp “https://nongnghiep.vn/bAuramine O-trung-quoc-chat-vang-o-tu-thai-lan-sau-rieng-viet-nam-va-lay-d418463.html” (03-02-2025).
Thanh Hóa,ngày 11 tháng 4 năm 2025
NGƯỜI VIẾT BÀI
Đã ký
Hoàng Văn Dưương