THQTC 08/7/2016
1. Trên lúa
a) Các tỉnh phía Bắc
- Sâu đục thân 2 chấm: Trưởng thành tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng; sâu non gây hại nhẹ trên mạ, lúa mùa sớm và cực sớm.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Trưởng thành tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng. Sâu non hại nhẹ trên mạ và lúa giai đoạn đẻ nhánh, đẻ rộ.
- Ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn lá, sâu năn, bọ trĩ… tiếp tục hại trên mạ và lúa mùa cực sớm, sớm.
- Chuột hại trên lúa hè thu giai đoạn đứng cái - làm đòng.
b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
Rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại tập trung trên lúa XH, HT sớm giai đoạn làm đòng - trỗ chắc.
- Sâu cuốn lá nhỏ phát sinh gây hại nhẹ trên lúa HT giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng.
- Sâu non đục thân 2 chấm hại cục bộ gây bông bạc trên lúa đòng trỗ và dảnh héo trên lúa đẻ nhánh - làm đòng.
- Bệnh đạo ôn lá phát sinh hại nhẹ rải rác trên lúa HT sớm và lúa rẫy ở Tây Nguyên.
- Bệnh khô vằn hại nhẹ - trung bình trên lúa rẫy, hè thu giai đoạn đòng - trỗ.
- Bệnh đốm nâu hại nhẹ - trung bình giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng trên lúa hè thu.
- Chuột: Hại nhẹ trên lúa HT giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ.
- Ốc bươu vàng: Phân bố trên đồng ruộng theo nguồn nước tưới.
c) Các tỉnh phía Nam
- Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi 1 - 2, trong thời gian tới rầy hại nhẹ - trung bình trên lúa đẻ nhánh - đòng trỗ.
- Do điều kiện thời tiết hiện nay thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát triển và có thể gia tăng tỷ lệ nhiễm. Vì vậy trên các ruộng đã có bệnh đạo ôn xuất hiện cần tích cực phun để phòng trị bệnh đạo ôn lá, khi phun thuốc đảm bảo nguyên tắc 4 đúng và không phun phối trộn phân bón lá với thuốc trị bệnh đạo ôn lá.
- Đối với diện tích lúa HT, TĐ 2016 chưa xuống giống cần bám sát chỉ đạo của cơ quan chuyên môn, lịch xuống giống tại địa phương, số liệu rầy vào đèn để có thể gieo, cấy hạn chế thấp nhất rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho lúa.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý ốc bươu vàng, bọ trĩ ở giai đoạn mạ; bệnh lem lép hạt, chuột ở giai đoạn trỗ - chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp
2. Trên cây trồng khác
- Châu chấu tre tiếp tục phát sinh gây hại tại một số tỉnh miền núi Bắc Bộ nên cần theo dõi và phòng, chống kịp thời không để lan sang lúa và rau màu. Hiện, có một lượng lớn châu chấu tre đang di chuyển từ Lào sang, có khả năng gây hại diện tích cây trồng tại Sơn La.
- Sâu đục thân, sâu cắn lá hại ngô; sâu đục thân đậu tương; sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy... gây hại rau có chiều hướng gia tăng, cần theo dõi và phòng trừ kịp thời.
- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm hại tăng.
- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại nhẹ.
- Cây nhãn: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại ở các tỉnh ĐBSCL.
- Châu chấu tre tiếp tục phát sinh gây hại tại Sơn La, Điện Biên, Cao Bằng với mức độ nhẹ.